Kẻ gian giả mạo văn bản có chữ ký bộ trưởng, con dấu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng một số đơn vị trực thuộc để lừa nạn nhân đóng tiền đi xuất khẩu lao động.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị hỗ trợ ngăn ngừa thông tin giả mạo về xuất khẩu lao động.
Theo đó, Bộ nhận thấy thời gian qua một số trang thông tin, mạng xã hội giả mạo, đăng tải thông tin sai sự thật về các chương trình đưa người đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Đặc biệt một số tổ chức, cá nhân giả mạo Trung tâm Lao động ngoài nước làm giả công văn, con dấu với hứa đưa người lao động đi làm việc nhằm lừa đảo, thu tiền.
Trong văn bản giả mạo, d oán xsmn xoso me kẻ gian làm giả con dấu, xem chàng v ca em full chữ ký lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, d oán kt qu x s min nam minh ngc Trung tâm Lao động ngoài nước. Ảnh: Xuân Hoa
Trong một văn bản giả mạo Trung tâm Lao động ngoài nước với chữ ký giám đốc Đặng Huy Hồng, kẻ gian yêu cầu người lao động đóng 60 triệu đồng nhằm "chứng minh tài chính đủ điều kiện tham gia đơn hàng theo quy định" rồi mới được xét duyệt hồ sơ và gửi lịch hẹn ký hợp đồng, đợi ngày xuất cảnh.
Văn bản giả mạo có con dấu kèm chữ ký Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nội dung tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc với thông tin chi tiết đơn hàng,Nhà cái Hit Club ở đầu mức lương "trên 40 triệu đồng mỗi tháng, tùy công việc chưa tính tăng ca".
Trong một "đơn hàng" giả mạo tuyển dụng lao động thời vụ đi Hàn Quốc tháng 9/2024, kẻ gian đăng tuyển 1.800 người, cuối văn bản đóng dấu và chữ ký thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan với chức vụ "chánh văn phòng" Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Các văn bản giả mạo đính kèm hầu hết có nội dung tương tự chương trình Bộ này cùng đơn vị trực thuộc đang hoặc sắp triển khai, nêu rõ các bước chuẩn bị hồ sơ để đánh lừa người lao động. Kẻ gian thậm chí nhắn địa chỉ thật của Trung tâm Lao động ngoài nước và cho biết "làm việc 24/7" song khi nạn nhân tìm đến thì không liên lạc được.
Một đoạn tin nhắn trao đổi qua mạng giữa kẻ gian và nạn nhân. Ảnh: Xuân Hoa
Nạn nhân của hình thức lừa đảo này đến từ nhiều tỉnh thành, như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định... Nhằm ngăn chặn vấn nạn trên và tránh ảnh hưởng đến chính sách đưa người đi làm việc tại nước ngoài, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, công an các tỉnh thành có biện pháp xử lý.
Thời gian qua, hàng loạt vụ lừa đảo liên quan đến xuất khẩu lao động đã nở rộ. Nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng qua mạng vì kẻ gian giả mạo nhân viên công ty đưa người đi Đài Loan hợp lực giăng bẫy hay lừa giới thiệu "việc nhẹ lương cao" rồi chiếm đoạt tiền...
Việt Nam hiện có hơn 650.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi năm gửi về 3,5- 4 tỷ USD kiều hối. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là ba thị trường trọng điểm. Ngoài thị trường truyền thống, Việt Nam đang mở rộng đưa người đi làm việc tại Australia, New Zealand, Đức, Hungari.
Hồng Chiêu