Thủ tướng đắc cử Thái Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu họp báo tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 16/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo trang The Guardian (Anh), bà Paetongtarn, 37 tuổi, sẽ trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử lãnh đạo đất nước. Quá trình đề cử bà diễn ra sau 24 giờ đàm phán căng thẳng do phán quyết của tòa án phế truất cựu Thủ tướng Srettha Thavisin. Ông Srettha đã bị phế truất hôm 14/8 khi bổ nhiệm Pichit Chuenban làm Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng mặc dù ông này có tiền án. Theo luật bầu cử của Thái Lan, bà Paetongtarn cần đa số tối thiểu, tức 247 phiếu ủng hộ để được bầu làm thủ tướng. Kết quả, bà Paetongtarn nhận được 319 phiếu ủng hộ, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng. Có 2 thành viên Hạ viện không tham dự cuộc họp. Như vậy, bà Paetongtarn đã trúng cử, sẽ trở thành thủ tướng thứ 31 và là thủ tướng trẻ nhất từ trước đến nay ở Thái Lan. Sức trẻ nhiệt huyết và năng lượng Nữ thủ tướng mới của "xứ Chùa Vàng" sinh ngày 21/8/1986, thường được biết đến với tên gọi thân mật “Ung Ing”. Bà là con thứ ba và là con út của cựu Thủ tướng Thaksin với vợ cũ Potjaman Na Pombejra. Bà tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị, xã hội học và nhân chủng học tại khoa Khoa học chính trị của Đại học Chulalongkorn năm 2008. Trong bài phát biểu hồi tháng 3, bà chia sẻ: “Khi tôi 8 tuổi, cha tôi đã tham gia chính trường. Kể từ ngày đó, cuộc sống của tôi cũng gắn liền với chính trị”. Vào đại học khi cha bị phế truất, bà Paetongtarn mô tả đó là một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với mình. Sau đó, bà tiếp tục học thạc sĩ ngành quản lý khách sạn quốc tế tại Đại học Surrey (Anh). Trước khi tham gia chính trường, bà Paetongtarn từng là giám đốc điều hành của Rende Development Co. Ltd., Dự đoán XSMN hôm nay - Phần mềm Dự Báo Xổ Số Miền Nam Chính Xác công ty quản lý các tài sản thuộc sở hữu của gia đình Shinawatra, 90phut Xem Bóng Á - Trải Nghiệm Mới Cùng Bóng Đá Châu Á bao gồm Khách sạn SC Park, D oán X S Phú Yên ngày 27 Câu lạc bộ Golf & Thể thao Alpine và Khách sạn Thames Valley Khao Yai. Bà là cổ đông lớn của tập đoàn bất động sản khổng lồ SC Asset Corporation và là giám đốc của Thaicom Foundation. Bà cũng nắm giữ cổ phần của khoảng 20 công ty khác trong lĩnh vực bất động sản, viễn thông và truyền thông. Trước khi đảm nhận vai trò thủ tướng, bà Paetongtarn sẽ phải từ bỏ vai trò kinh doanh của mình và tuân thủ các hạn chế về quyền sở hữu cổ phần. Năm 2019, bà kết hôn với một phi công thương mại tên là Pidok Sooksawas. Cặp đôi hiện có 2 người con. Bà Paetongtarn cũng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội khi trang Instagram cá nhân có tới gần 1 triệu người theo dõi. Đồng thời, sức trẻ cùng cách ăn nói khéo léo cũng giúp bà trở nên nổi bật nhất trong bối cảnh nền chính trị Thái Lan hầu hết do nam giới lớn tuổi thống trị. Nhà phân tích chính trị Yuttaporn Issarachai nhận định việc bà Paetongtarn được đề cử làm thủ tướng thay vì ông Chaikasem Nitisiri, 75 tuổi, thành viên trung thành của đảng Pheu Thai,dafabet là động thái cho thấy chiến lược ủng hộ phong trào người trẻ của đảng này. Mặc dù chưa từng giữ chức vụ quan trọng nào trong chính phủ nhưng trên con đường dấn thân vào giới chính trị, bà Paetongtarn đã chứng minh bản thân là một chính trị gia khôn khéo. Bà tích cực tham gia các hoạt động trong đảng Pheu Thai vào đầu năm 2022 và nhanh chóng được các cử tri quý mến. Năm ngoái, bà Paetongtarn đóng vai trò nổi bật trong chiến dịch tranh cử của Pheu Thai, khi đảng này tìm cách tận dụng sự nổi tiếng gia tộc Shinawatra với các cử tri ở vùng nông thôn phía Bắc và Đông Bắc. Bà đã vận động tranh cử khi đang mang thai, tham gia sự kiện tiếp xúc cử tri trực tuyến khi sắp sinh con. Tuy nhiên, đảng này đã về nhì trong cuộc bầu cử. Cuối cùng, bà đã không ra tranh cử thủ tướng vào năm ngoái. Pheu Thai sau đó đã tập hợp được đủ phiếu từ các đảng nhỏ khác và lập ra chính phủ, đồng thời bầu ông Srettha làm thủ tướng. Trong thời kỳ ông Srettha nắm quyền, bà Paetongtarn giữ chức chủ tịch ủy ban quyền lực mềm quốc gia để quảng bá hình ảnh Thái Lan ra nước ngoài. Trong năm 2024, bà còn từng bước ghi dấu ấn với các hoạt động chính trị trọng điểm như tháp tùng Ngoại trưởng Maris Sangiampongsa tới cuộc họp BRICS ở Nga (6/2024), nơi Thái Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập khối các nền kinh tế lớn mới nổi này. Ngoài ra, bà còn nỗ lực liên kết với các chính trị gia nhằm tạo kết nối với quân đội, khi tham gia một khóa học tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia. Sự hỗ trợ đắc lực của gia tộc Shinawatra Thủ tướng đắc cử Thái Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu họp báo tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 16/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Bà Paetongtarn là con út trong số 3 người con của chính trị gia Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006, nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn tại “xứ Chùa Vàng”. Bà Paetongtarn là thành viên thứ 3 của gia tộc Shinawatra đảm nhiệm chức vụ thủ tướng Thái Lan sau cha và cô mình. Bà cũng trở thành nữ thủ tướng thứ hai lãnh đạo đất nước, sau cô mình, cựu Thủ tướng Yingluck.
Phát biểu sau khi được đề cử làm ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai, bà Paetongtarn cho biết bà tôn trọng ông Srettha và nghĩ rằng những gì đã xảy ra với ông là không may, nhưng nói thêm: “Đất nước phải tiến lên phía trước. Tôi tin tưởng vào Pheu Thai. Tôi tin tưởng vào tất cả các đảng liên minh chính phủ để đưa đất nước chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế”. Thách thức chờ đợi Bà Paetongtarn phát biểu họp báo tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN Bà Paetongtarn sẽ nhậm chức vào thời điểm bất ổn chính trị gia tăng tại Thái Lan. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng bà Paetongtarn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Là thành viên của gia tộc Shinawatra, bên cạnh những thuận lợi về sự hậu thuẫn, bà Paetongtarn còn phải đối mặt với nhiều dư luận trái chiều. Bởi trong quá khứ, cha và cô của bà đều từng bị quân đội lật đổ trong các cuộc đảo chính và phải sống lưu vong nhiều năm ở nước ngoài. Ông Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, bình luận: “Bà ấy luôn được giám sát chặt chẽ. Bà Paetongtarn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực”. Nhà phân tích này đồng thời dự đoán rằng bà có thể sẽ cần nghe ý kiến tham vấn từ cha, một chính trị gia lão làng. Song trong động thái mới nhất, nữ Thủ tướng đắc cử Thái Lan Paetongtarn ngày 16/8 cho biết chính phủ của bà sẽ có một đội ngũ mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm để đưa đất nước tới thành công. Bà cũng cam kết cống hiến cho đất nước Thái Lan và đảng Pheu Thai đang dẫn đầu liên minh cầm quyền. |