Họa sĩ Đào Minh Tri và cuốn sách Đào Minh Tri - 50 năm hội họa - Ảnh: T.ĐIỂU
Ông còn là một trong những người tiên phong góp phần "xoay chuyển" ý thức thẩm mỹ và những đổi mới cho nền mỹ thuật Việt Nam.
Đào Minh Tri vẽ cá - ngườiNhìn lại 50 năm hội họa của Đào Minh Tri có thể thấy đề tài mà ông tâm đắc nhất, thể hiện trong đó nhiều suy tư về nghệ thuật và đời sống nhất chính là những bức tranh vẽ người - cá, cá - người.
Bắt đầu từ những năm 1990, họa sĩ Đào Minh Tri luôn nghĩ về cá, yêu và vẽ cá với những kỷ niệm từ tuổi ấu thơ. Giai đoạn 1996 - 2006 là khoảng thời gian Đào Minh Tri tập trung nhiều trí lực triển khai chủ đề cá - người hay người - cá mang nhiều thông điệp xã hội loài người.
Giai đoạn này ông vẽ cá với niềm hứng khởi lớn, vẽ cá để diễn đạt nội tâm. Những biến thể cá mà họa sĩ tạo nên ngày càng đậm đặc tính người, suy nghĩ người, thân phận người. Ở đó có "những khát vọng hoan lạc" lẫn "vùng tối u uẩn, gai góc".
Đào Minh Tri được đánh giá là một trong những họa sĩ tiên phong thoát khỏi nghệ thuật hiện thực để tìm đến những phong cách mới mẻ
Viết về đề tài này của Đào Minh Tri, nhà báo Nguyễn Trọng Chức bình luận: "Trong "vũ trụ cá" của Đào Minh Tri, cá chỉ là hình thể tượng trưng, mang thân phận con người với những khổ ải và trầm luân của kiếp người,quot với những hoan lạc thần thánh, không đến tòa những mê đắm ngất ngây mà chỉ con người mới thụ hưởng...".
Và vì sự nghiệp hội họa của ông bị chững lại vì tai biến năm 2007, khép vòng vây cho nên những bức tranh cá - người, Phong bì mừng cưới 100.000 đồng của 2 đứa trẻ khiến cô dâu Phú Thọ bật khóc người - cá này cũng là chặng đường rực rỡ Đào Minh Tri tiếp tục ở lại đến giờ.
Trong những bức họa với ngôn ngữ biểu hiện pha lẫn dòng chảy siêu thực của Đào Minh Tri, Cảnh báo học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng người xem thấy phảng phất cả tranh dân gian Hàng Trống, tượng nhà mồ Tây Nguyên lẫn vẻ đẹp phồn thực ở kiến trúc điêu khắc Chăm cùng tinh thần nguyên thủy hoang sơ của nghệ thuật hang động thời tiền sử.
Một bức tranh cá của Đào Minh Tri
Nghệ sĩ bậc thầyTheo họa sĩ Vũ Xuân Tiệp, mỹ thuật Việt Nam đầu thập niên 1980 ghi nhận họa sĩ trẻ Đào Minh Tri là người phát lộ, định hình được rõ ràng quan niệm về một thứ gọi là nghệ thuật thuần khiết. Ông đã mạnh mẽ vượt thoát từ hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa sang chủ nghĩa ấn tượng.
Đánh giá cao hội họa sơn mài của Đào Minh Tri, họa sĩ Vũ Xuân Tiệp cho rằng có lẽ từ sau danh họa Nguyễn Gia Trí và các bậc tiền bối, đến đương đại mới có một họa sĩ đạt độ thâm sâu, quyến rũ và ma thuật đến như vậy ở chất liệu sơn mài.
Đào Minh Tri không chỉ tiên phong và đổi mới trong vai trò một nghệ sĩ mà còn với vai trò một nhà lãnh đạo hội
Ông Tiệp đánh giá với sơn mài, Đào Minh Tri xứng đáng là nghệ sĩ bậc thầy. Ông đã đưa chất liệu này "vươn tới một diện mạo mới đầy hứng khởi, bất ngờ và huyễn hoặc".
Ra mắt Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng kiểu hang động tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMLịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thưTôn vinh tác giả 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' qua các tác phẩm mỹ thuậtNhưng sự nghiệp của Đào Minh Tri không chỉ gây dấu ấn ở những thành tựu cá nhân. Ông không đổi mới một mình mà khích lệ và mở đường cho thế hệ sau cùng dấn thân.
Tiếp cận sớm với hội họa hiện đại và những danh họa thế giới, ông luôn khuyến khích sinh viên thể hiện cá tính riêng, tổ chức các triển lãm tạo động lực cho nghệ thuật đổi mới thập niên 1990.
Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc năm 2007 do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên chính thức trưng bày rộng rãi rất nhiều tác phẩm hình thức mới như sắp đặt, trình diễn, nghệ thuật video của các nghệ sĩ khắp ba miền.
Để tổ chức được triển lãm này, trong cương vị chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, Đào Minh Tri là người chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan quản lý, tháo gỡ khó khăn. Những gì ông làm cho mỹ thuật, hậu sinh còn khắc ghi.